HỘ CHIẾU XANH ĐI QUANH THẾ GIỚI

“Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới” của nhóm tác giả Hồ Thu Hương – Nguyễn Phan Linh – Phạm Anh Đức. Đây là cuốn sách chia sẻ những kinh nghiệm của 3 công dân toàn cầu, giúp các bạn trẻ thành công tại bất cứ nơi đâu trên thế giới và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân. Hãy cùng làm đề đọc hiểu Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới được Top lời giải biên soạn để hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa cuốn sách mang lại

*

Đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 147-148 - Đề số 1

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

Bạn đang xem: Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới

“Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?

Câu 3.Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? 

Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách.

Câu 5.

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.

Đáp án đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 147-148 - Đề số 1


Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

- Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì: họ sợ thất bại

Câu 3:

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì:

+ Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức, cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó.

+ Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến.

+ Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công.

Câu 4:

- “Vùng an toàn” là: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

- Những cách thức giúp mọi người bước ra khỏi “vùng an toàn”:

+ Can đảm đối mặt với sự sợ hãi để tìm cách vượt qua và chiến thắng những nỗi lo lắng, sợ hãi đó.

+ Tự đặt cho mình những thử thách để cố gắng vượt qua.

+ Bắt tay vào làm những dự án nhỏ, để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân.

Câu 5:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

* Bàn luận vấn đề:

- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau.

+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.

- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách.

- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:

+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo.

+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.

+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân.

+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.

* Tổng kết vấn đề: thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

Xem thêm: Giúp E Phân Biệt Vành Đúc Xe Sirius Chính Hãng, Mâm Sirius Giá Tốt Tháng 10, 2021

Đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 17-18 - Đề số 2

Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: "Tại sao...? Tại sao không...?" và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: "Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!". Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ "chạm đến một lần rồi bỏ xó". Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn.

(Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18)

Câu 1. Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành?

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi "nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học"?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân"?

Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở thành một phần trong cá tính"?

Câu 5: Theo tác giả, vì sao “Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”? (0,5 điểm)

Câu 6: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn”? (1,0 điểm)

Câu 7: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần cá tính của bạn”? (1,0 điểm)

Câu 8

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

Đáp án đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 17-18 - Đề số 2

Câu 1 (0.5 điểm). Cách trình bày đoạn văn được tác giả sử dụng trong mỗi đoạn:

- Đoạn (1): Tổng - phân - hợp;

- Đoạn (2): Qui nạp.

Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, chúng ta sẽ "bổ sung được nhiều kiến thức mới" khi "nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học".

Câu 3 (1.0 điểm). Tác giả cho rằng "Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân", vì có tò mò hay thắc mắc thì mới có động lực mong muốn phát hiện ra những điều mới mẻ và khi tìm hiểu những điều mới mẻ, chúng ta mới có cơ hội để phát hiện ra điều mình thích, điều mình đam mê là gì.

Câu 4 (1.0 điểm). Để niềm đam mê khám phá những điều kì diệu "trở thành một phần trong cá tính", cần:

- Không ngừng khám phá thế giới bằng cách đọc (để thu nhận, khám phá tri thức), đi (để trải nghiệm), viết (để lưu giữ)... - thật nhiều và theo cách của riêng mình;

- Nỗ lực hết mình để biến niềm đam mê khám phá thành bước ngoặt lớn mang đến hạnh phúc, thành công cho bản thân...

Câu 5: Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới.

Câu 6:

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta có đủ động lực và sức mạnh để tiếp cận và nắm bắt thế giới.

- Khát vọng khám phá và tìm tòi giúp chúng ta tiến xa khỏi vị trí mà mình đang đứng để “vươn ra biển lớn”.

Câu 7:

- Đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để phục vụ những điều có ích cho bản thân và cộng đồng.

- Không đồng tình, nếu “rèn luyện và củng cố trí tò mò” để thỏa mãn những nhu cầu không trong sáng, không lành mạnh, không chính đáng.

Câu 8. Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau:

* Về kĩ năng tạo lập đoạn văn

- Biết cách tạo lập một đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo một trong các mô hình như: diễn dịch, qui nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích. Các câu trong đoạn đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ, thể hiện tập trung những suy nghĩ của thí sinh về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.

- Diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp; không xuống dòng khi chưa hết đoạn; chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.

* Về nội dung đoạn văn

- Thí sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích thuộc phần đọc hiểu. Chẳng hạn:

- Đam mê là kết quả của quá trình trải nghiệm lâu dài của mỗi người trong cuộc sống. Không phải ai cũng có đam mê và không phải ai cũng dễ dàng tìm ra niềm đam mê trong cuộc đời.

- Việc tìm ra được niềm đam mê thực sự trong cuộc sống sự giúp mỗi người biết mình là ai; biết cần làm gì để biến đam mê thành thành công; sẵn sàng dấn thân, thậm chí hi sinh để tìm ra và thực hiện niềm đam mê của mình; nhận thức được mục đích và cảm nhận được ý nghĩa của cuộc đời...

* Về sự sáng tạo

- Đoạn văn thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của thí sinh ở một trong các phương diện dưới đây:

- Có quan điểm/suy nghĩ riêng về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống và trình bày một cách sâu sắc, thuyết phục.

- Ngôn ngữ chọn lọc; biết sử dụng đa dạng các kiểu câu để thể hiện dụng ý của ngƣời viết; sử dụng nhuần nhuyễn một số phép tu từ...

Đọc hiểu hộ chiếu xanh đi quanh thế giới trang 171-172 - Đề số 2

Đọc hiểu (3,0 điểm)

Cơ hội không bao giờ đến với ai, mà nó cũng không chờ đợi ai bao giờ. Nó bắt chúng ta phải đi tìm, phải cố gắng, phải nắm chặt lấy nó ngay khi chúng ta có thể. Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là “điều kiện”, mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: “Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì…”<…>

Nếu không có tính chủ động trong cuộc sống, nếu chỉ biết chờ đợi vào “số phận” hay “phép màu” mà không có động lực để tự thay đổi một tình huống không hay thì bạn biết không, “phép màu” sẽ không bao giờ đến với bạn đâu. Người A nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế nên cơ hội sẽ không bao giờ đến với tôi”. Người B nói: “Tôi không có điều kiện như người khác. Vì thế tôi luôn đi tìm cơ hội cho mình”. Vậy theo bạn thì ai trong số họ sẽ là người thành công?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, NXB Thế giới, trang 171, 172).

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì khiến “phép màu” sẽ không bao giờ đến với chúng ta?

Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Điều cốt yếu cản trở chúng ta vươn tới cơ hội không phải là “điều kiện”, mà chính là cách suy nghĩ của chúng ta: “Tôi không có điều kiện, tôi không bằng người ta, tôi không thể vì…”?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Kiếm nhật

  • Đắp phào chỉ cửa sổ

  • Phim ma đáng sợ nhất

  • Siêu nhân gao đỏ chibi

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.