Điệu múa apsara của người chăm

Trong suốt quá trình lịch sử, người Chămpa đã sáng tạo, xây dựng được nền văn hóa dân gian đặc sắc. Một trong những nét độc đáo đó là điệu múa dâng thần linh thể hiện nét uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt của các nghệ nhân, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh phong phú của người Chămpa.

Bạn đang xem: Điệu múa apsara của người chăm


Xem trên các tường tháp cổ Mỹ Sơn (Quảng Nam) chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp đến ngỡ ngàng bởi cái uy nghiêm, tĩnh lặng và thần bí quá đỗi lạ lùng của những vũ nữ, vị thần… được khắc trên gạch hoặc đá. Giữa bốn bề u tịch của lòng chảo Mỹ Sơn, những ngôi đền tháp thiêng trầm mặc, gợi bao hoài cảm về thời hào hùng xưa. Những cổ tháp nhuốm màu thời gian, rêu phong nghiêng mình in bóng giữa đêm trăng huyền bí, cô tịch với những vũ điệu huyền bí như đang trình diễn trên tường tháp cổ.


*
Một điệu múa truyền thống của người Chăm.

Trong các vũ điệu Chămpa, hầu hết các điệu múa đều mang sắc thái tôn giáo, tín ngưỡng (các thần linh) và múa cung đình (lễ nghi). Bên cạnh các vũ điệu của thần Siva, nữ thần Uma, nữ thần Apsara… đều là những điệu múa quen thuộc, được thể hiện bởi cá nhân hay tập thể. Múa dân gian Chăm có bốn điệu múa chính là múa quạt, múa đội nước, múa khăn, múa đạp lửa. Sau này những điệu múa trên đã được nâng cao và hình thành nên những điệu múa như Patra, Chaligia. Ngoài ra, người Chămpa còn có những điệu múa sinh hoạt, hội hè. Múa quạt là điệu múa phổ thông mà bất cứ phụ nữ Chămpa nào cũng biết.

Xem thêm: Người Đẹp Tây Đô - Dàn Diễn Viên '' Sau 23 Năm

Theo thống kê, người Chămpa có tất cả 80 điệu múa và tương ứng với từng điệu múa là 80 vị thần của họ. Đối với người Chămpa, múa rất quan trọng. Múa tạo không khí linh thiêng, vui tươi, sinh động cho lễ hội. Từ lễ hội, họ đã sáng tạo ra những điệu múa dân gian để phục vụ chính mình. Vì thế, múa dân gian phản ánh quá trình sinh hoạt, lao động của người Chămpa.

Các vũ nữ đầu đội mũ chóp nhiều tầng, thân hình uyển chuyển, đôi tay họ vươn lên, quanh bụng quấn sampót nhiều lớp, tà bay uốn lượn, hai chân nhún nhảy, chân phải hơi co lên, chân trái nhún hất về sau. Khi múa tập thể, các vũ nữ chống nhẹ tay phải của họ vào hông mình, tay trái giơ cao, gắn kết lại thành một tư thế thể hiện vẻ đẹp đầy sinh lực. Ở điệu múa cá nhân, người vũ nữ luôn choàng khăn mỏng, hai tay vòng lên đỉnh đầu kéo theo dãi voan, hai chân chùng xuống đất đều, trọng lượng cơ thể dồn vào mũi chân. Màu vàng hay màu hồng là trang phục chính của các vũ nữ Chămpa.

Từ góc nhìn thẩm mỹ, các vũ điệu Chămpa đều phô diễn nét đẹp của cơ thể phụ nữ. Điệu múa Chămpa hấp dẫn khi có sự phụ hoạ của các loại nhạc cụ cổ truyền của người Chămpa như trống ghinăng, paranưng, kèn saranai. Trong ánh lửa bập bùng huyền bí, các “Chăm nữ” uyển chuyển từng động tác “bụng, đùi…” theo tiếng trống, tiếng kèn làm say lòng khán giả.

Có thể nói múa Chămpa là một bộ phân độc đáo trong di sản văn hóa Chămpa. Thời gian qua, loại hình này đã được các cấp, các ngành chức năng quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy đúng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của quần chúng. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư đúng mức, các vũ điệu Chămpa ngày càng được phát triển theo hướng lạnh mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bán khỉ con giá rẻ

  • Tất cả trái ác quỷ trong one piece

  • Slogan hay cho nhà thuốc

  • Cách tìm x trên máy tính casio fx 580vnx

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.