MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654 KB, 189 trang )


Bạn đang xem: Mô hình toán kinh tế

Chương 1. Giới thiệu các mô hình toán kinh tế Nội dung I. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tếII. Cấu trúc của mô hình toán kinh tế III. Phân loại mô hình toán kinh tế:IV. Nội dung của PP mô hình trong nghiên cứu và phân tích kinh tế V. Phương pháp phân tích mô hình – phân tích so sánh tĩnhVI. Áp dụng phân tích mô hình trong kinh tế I. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế1. Mô hình kinh tế: - Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của một đối tượng và việc trình bày, thể hiện, bằng lời văn, sơ đồ, hình vẽ,… hoặc một ngôn ngữ chuyên ngành.- Mô hình bao gồm nội dung của mô hình và hình thức thể hiện nội dung.- Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế gọi là mô hình kinh tế. 2. Mô hình toán kinh tế:Là mô hình kinh tế được trình bày bằng ngôn ngữ toán học.⇒ Việc sử dụng ngôn ngữ toán học tạo khả năng áp
dụng các phương pháp suy luận, phân tích toán học và kế thừa những thành tựu trong lĩnh vực này cũng như các lĩnh vực khác có liên quan. Ví dụ: Giả sử chúng ta muốn nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành giá cả một loại hàng hoá A trên thị trường với giả định các yếu tố khác không thay đổi.⇒ Đối tượng liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu là thị trường hàng hoá A và sự vận hành của nó. Mô hình bằng lời:- Tại thị trường hàng hoá A, nơi người bán, người mua gặp nhau và xuất hiện mức giá ban đầu. Với mức giá đó lượng hàng hoá người bán muốn bán gọi là mức cung, lượng hàng hoá người mua muốn mua gọi là mức cầu. - Nếu cung lớn hơn cầu thì người bán phải giảm giá do đó hình thành mức giá mới thấp hơn. Nếu cầu lớn hơn cung thì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được hàng do đó mức giá mới cao hơn được hình thành. - Với mức giá mới xuất hiện mức cung, mức cầu mới. Quá trình tiếp diễn cho đến khi cung bằng cầu ở một mức giá gọi là giá cân bằng. Mô hình toán kinh tế: - Gọi S, D là đường cung, đường cầu tương ứng. - Ứng với mức giá p ta có: S = S(p); D = D(p) Ta có mô hình cân bằng thị trường ký hiệu MHIA
dưới đây: S = S(p) D = D(p) S = D0D)('dpdpD0)('>=dpdSpS Khi muốn đề cập đến tác động của thu nhập (M) và thuế (T) tới quá trình hình thành giá ta có mô hình MHIB dưới đây: S = S(p, T) D = D(p, M, T) S = D0D∂∂p
0>∂∂pS II. Cấu trúc mô hình toán kinh tế:- Mô hình toán kinh tế là một tập hợp gồm các biến số và các hệ thức toán học liên hệ giữa chúng nhằm diễn tả đối tượng liên quan đến sự kiện, hiện tượng kinh tế.⇒ Mô hình toán kinh tế gồm: các biến, các phương trình, các bất phương trình. 1. Các biến số của mô hình:- Biến nội sinh (biến được giải thích):+ Là các biến phản ánh trực tiếp sự kiện, hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của các biến khác trong mô hình.+ Nếu biết giá trị của các biến khác trong mô hình ta có thể xác định giá trị cụ thể của biến nội sinh bằng cách giải các hệ thức.Ví dụ: Trong mô hình MHIA các biến S, D, p là các biến nội sinh.- Biến ngoại sinh (biến giải thích) Là các biến độc lập với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng tồn tại bên ngoài mô hình.Ví dụ: Trong mô hình MHIB các biến M, T là các biến ngoại sinh.
-Tham số (thông số): là các biến số mà trong phạm vi nghiên cứu chúng thể hiện các đặc trưng tương đối ổn định, ít biến động. Các tham số của mô hình phản ánh xu hướng, mức độ ảnh hưởng của các biến tới các biến nội sinh.Ví dụ: Nếu trong mô hình MHIB có S = α pβ.Tγ thì α, β, γ là các tham số của mô hìnhLưu ý: Cùng một biến số, trong các mô hình khác nhau có thể đóng vai trò khác nhau 2. Các phương trình của mô hình:a. Phương trình định nghĩa: phương trình thể hiện quan hệ định nghĩa giữa các biến số hoặc hai biểu thức ở hai vế của phương trình.Ví dụ: + Lợi nhuận (LN) được định nghĩa là hiệu số của tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC): LN = TR – TC+ trong mô hình MHIA, các phương trìnhlà các phương trình định nghĩa.dpdpD
D)('=dpdSpS=)(' b. Phương trình hành vi: là phương trình mô tả quan hệ giữa các biến do tác động của các quy luật hoặc do giả định.-Từ phương trình hành vi ta có thể biết sự biến động của biến nội sinh- “hành vi” của biến này khi các biến số khác thay đổi.Ví dụ: Trong mô hình MHIA có S = S(p), D = D(p) là phương trình hành vi c. Phương trình điều kiện:Là phương trình mô tả quan hệ giữa các biến số trong các tình huống có điều kiện mà mô hình đề cập.Ví dụ: Trong mô hình MHIA, phương trình S = D là phương trình điều kiện vì nó thể hiện điều kiện cân bằng thị trường. III. Phân loại mô hình toán kinh tế:

Xem thêm: Chân Váy Đuôi Cá Dáng Dài - Chân Váy Đuôi Cá Dài Hàng Đẹp Hot Nhất Năm Nay

1. Phân loại mô hình theo đặc điểm cấu trúc và công cụ toán học sử dụng:- Mô hình tối ưu:là mô hình phản ánh sự lựa chọn cách thức hoạt động nhằm tối ưu hoá một hoặc một số chỉ tiêu định trước.- Mô hình cân bằng: là lớp mô hình xác định sự tồn tại của trạng thái cân bằng nếu có và phân tích sự biến động của trạng thái này khi các biến ngoại sinh hay các tham số thay đổi.- Mô hình tất định, mô hình ngẫu nhiên: Mô hình với các biến là tất định (phi ngẫu nhiên) gọi là mô hình tất định, nếu có chưa biến ngẫu nhiên gọi là mô hình ngẫu nhiên. - Mô hình tĩnh, mô hình động: • Mô hình có các biến mô tả hiện tượng kinh tế tồn tại ở một thời điểm hay một khoảng thời gian đã xác định gọi là mô hình tĩnh. • Mô hình mô tả hiện tượng kinh tế trong đó các biến số phụ thuộc vào thời gian gọi là mô hình động. 2. Phân loại mô hình theo quy mô, phạm vi, thời gian:- Mô hình vĩ mô: Mô hình mô tả các hiện tượng kinh tế liên quan đến một nền kinh tế, một khu vực kinh tế gồm một số nước.- Mô hình vi mô: Mô hình mô tả một thực thể kinh tế nhỏ hoặc những hiện tượng kinh tế với các yếu tố ảnh hưởng trong phạm vi hẹp và ở mức độ chi tiết.- Theo thời hạn mà mô hình đề cập ta có: Mô hình
ngắn hạn, mô hình dài hạn. IV. Nội dung cơ bản của phương pháp mô hình1) Đặt vấn đềChúng ta cần diễn đạt rõ vấn đề, hiện tượng nào trong hoạt động kinh tế cần quan tâm, mục đích là gì. 2) Mô hình hóa- Xác định các yếu tố, sự kiện cần xem xét cùng các mối liên hệ trực tiếp giữa chúng.- Lượng hóa các yếu tố này, coi chúng là các biến của mô hình. - Xem xét vai trò của các biến số và thiết lập các hệ thức toán học. 3) Phân tích mô hình Sử dụng phương pháp phân tích mô hình. Kết quả phân tích có thể dùng để hiệu chỉnh mô hình.4) Giải thích kết quảDựa vào kết quả phân tích mô hình ta sẽ đưa ra giải đáp cho vấn đề cần nghiên cứu. Ví dụ Khi điều chỉnh một sắc thuế đánh vào việc sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa A (tăng thuế suất), Nhà nước quan tâm tới phản ứng của thị trường tới việc điều chỉnh này – thể hiện bởi sự thay đổi của giá cả cũng như lượng hàng hóa lưu thông – và muốn dự
kiến trước được phản ứng này, đặc biệt là vấn đề định lượng. Từ đó có căn cứ tính toán mức điều chỉnh thích hợp tránh tình trạng bất ổn của thị trường. Đặt vấn đề: Để đáp ứng yêu cầu, chúng ta cần phân tích tác động trực tiếp (ngắn hạn) của thuế đối với việc sản xuất và tiêu thụ loại hàng hóa A. Mô hình hóa: Các yếu tố (biến số) ta cần xem xét là mức cung (S), mức cầu (D), giá cả (p) và thuế (T)Ta có mô hình: S = S(p, T) ( S’ = ∂S/∂p > 0)D = D(p, T) ( D’ = ∂D/∂p S = D.Trong đó S, D, p là các biến nội sinh, T là biến ngoại sinh Phân tích: - Pt cân bằng S = D có nghiệm là p*. Rõ ràng p* phụ thuộc vào T, nên ta có thể viết p*=p*(T).
- Thay p* vào hàm cung, cầu ta tìm được lượng cân bằng Q* = S(p*(T), T), D = D(p*(T), T) - Với các giả thiết thích hợp về mặt toán học, ta tính được: dp*/dT, dQ*/dT và chúng phản ánh tác động của thuế T tới giá và lượng cân bằng.


*
Vận dụng mô hình toán kinh tế phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Dựng Lũng Lô 61 966 3
*
Tài liệu Áp dụng mô hình toán kinh tế hỗ trợ lập kế hoạch vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam pot 144 731 0

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Kiếm nhật

  • Đắp phào chỉ cửa sổ

  • Siêu nhân gao đỏ chibi

  • Phim ma đáng sợ nhất

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.