Mẫu bctc theo thông tư 133

Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 cụ thể như thế nào? Báo cáo này dành cho loại đối tượng nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải thích và Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 133 mới nhất hiện nay để quý bạn đọc hiểu và nắm được, tránh những sai lầm không đáng có.

Bạn đang xem: Mẫu bctc theo thông tư 133


Hệ Thống Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 cụ thể như sau:

1/. Theo quy định, bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong trường hợp hoạt động liên tục).

Bắt buộc bao gồm:

Báo cáo tình hình tài chínhMẫu số B01a – DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B02 – DNN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B09 – DNN
Bảng cân đối tài khoảnMẫu số F01 – DNN

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, DN có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01a-DNN: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Báo cáo tình hình tài chính Mẫu B01a-DNN: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn.

*
Lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Lưu ý:

Thường các Doanh nghiệp sẽ chọn Mẫu B01a-DNN.

Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03 – DNN.

2/. Báo cáo tài chính năm áp dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

Báo cáo bắt buộc:

Báo cáo tình hình tài chínhMẫu số B01 – DNNKLT
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B02 – DNN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B09 – DNNKLT

Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03 – DNN.

3/. Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

Báo cáo bắt buộc:

Báo cáo tình hình tài chínhMẫu số B01 – DNSN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhMẫu số B02 – DNSN
Bản thuyết minh Báo cáo tài chínhMẫu số B09 – DNSN

Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định.

Doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Riêng Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Chú ý khi lập BCTC:Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào điều cũng phải lập và trình bày BCTC.Nếu có nhu cầu khác trong công tác quản lý, doanh nghiệp có thiết kế và lập thêm các báo cáo cần thiết.Nếu trong báo cáo có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống. Đồng thời đánh lại số cho các dòng có thông tin liên tục.Công ty/tổng công ty có đơn vị trực thuộc: Cần lập báo cáo tài chính hợp nhất cuối kỳ.Tổng công ty/doanh nghiệp nhà nước mà có đơn vị kế toán trực thuộc: lập BCTC hợp nhất giữa niên độCông ty mẹ và tập đoàn: lập BCTC hợp nhất giữa và cuối niên độ.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo Thông tư 133.

Trong thời hạn 90 ngày (kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính), doanh nghiệp nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê.

Với các DN có trụ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp báo cáo cho các cơ quan trên thì bạn cần nộp cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong trường hợp được yêu cầu.

Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 có 2 Mẫu là: Mẫu B01a – DNN () và Mẫu B01b – DNN (trình bày báo cáo tài chính ngắn hạn và dài hạn) và theo quy định DN có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Theo quy định, các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng các mẫu dưới đây để Báo cáo tình hình tài chính:

Mẫu B01a-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính theo tính thanh khoản giảm dần.Mẫu B01b-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Quy định về Báo cáo tài chính theo Thông tư 133.

1/. Mục đích Lập báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

Tài sản;Nợ phải trả;Vốn chủ sở hữu;Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

Trong Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau:

Ngày kết thúc kỳ kế toán;Ngày lập báo cáo tài chính;Tên và địa chỉ của doanh nghiệp;Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán;Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày báo cáo tài chính.

Xem thêm: Nhà SáCh Phương Nam Trực Tuyến, Nhà Sách Phương Nam

Ngoài các thông tin này, DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

2/. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo tài chính.

Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm áp dụng cho tất cả các loại hình DN có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo quy định của Luật Kế toán.

Nếu DN không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ số giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trên báo cáo tài chính của đơn vị

Một số chỉ tiêu cần lưu ý:

1/. Mã số 110: Tiền và các khoản tương đương tiền.

Các khoản tương đương tiền có thể là kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, khoản có thể thu hồi trong thời hạn 3 tháng tính từ lúc BCTC được lập, không có rủi ro và dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

2/. Mã số 120: Đầu tư tài chính.

Chỉ tiêu đầu tư tài chính sẽ thể hiện tất cả các khoản đầu tư tài chính (trừ đi dự phòng tổn thất đầu tư TC) của doanh nghiệp lúc lập BCTC.

Các khoản đầu tư bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Tuy nhiên không bao gồm phần đã ghi nhận ở chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” và khoản phải thu khác (Mã số 134).

3/. Mã số 133: Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.

Chỉ tiêu này chỉ ghi trên Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị cấp trên phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Khi lập Báo cáo tình hình tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh” (Mã số 317) hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 411) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi tiết phần vốn nhận của đơn vị cấp trên.

4/. Mã số 134: Phải thu khác.

Trong chỉ tiêu này thể hiện toàn bộ:

Chi phí phải trả, phải trả nội bộ khác ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân,Các khoản phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ,Các khoản nhận ký cược, ký quỹ, doanh thu chưa thực hiện…

Lưu ý: Nếu công ty có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì khoản phải trả nội bộ khác sẽ bù trừ với khoản “Phải thu nội bộ khác” (Mã số 134) trên Báo cáo tình hình tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

5/. Mã số 316: Vay và nợ thuê tài chính.

Ngoài việc ghi nhận các khoản vay và nợ thuê tài chính với ngân hàng, tổ chức hay bất kỳ đơn vị nào khác thì chỉ tiêu này còn phản ánh cả khoản phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi.

6/. Mã số 317: Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh.

Đơn vị hạch toán phụ thuộc sẽ ghi nhận khoản vốn được công ty cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu “Vốn góp của chủ sở hữu” (Mã số 411) tùy theo công ty.

7/. Mã số 318: Dự phòng phải trả.

Khoản dự phòng phải trả của DN sẽ bao gồm: dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa TSCĐ định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Tất cả các khoản này sẽ được thể hiện tại chỉ tiêu dự phòng phải trả.

8/. Mã số 411: Vốn góp của chủ sở hữu.

Ở chỉ tiêu này thì thể hiện toàn bộ vốn góp của chủ doanh nghiệp. Các bạn lưu ý đặc biệt với công ty cổ phần thì sẽ căn cứ vào mệnh giá cổ phiếu. Còn với đơn vị hạch toán phụ thuộc thì phản ánh số vốn được cấp theo quy định của công ty.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bánh bao kim sa trứng muối

  • Nữ sinh mặc áo dài siêu mỏng

  • 12 con giáp của thái lan

  • Nút chơi game fling joystick cho ipad

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.