Học Tốt Hóa Học 9

Cùng với Vật lý thì Hóa học là một trong hai môn Khoa học tự nhiên trọng tâm trong chương trình lớp 9. Mới chỉ tiếp xúc với môn Hóa từ năm học trước thế nên chắc chắn với nhiều bạn, môn Hóa là một môn học khó. Nhưng chỉ cần nắm được các cách học giỏi hóa 9 dưới đây, bất cứ bài tập nào dù là viết phương trình hóa học hay tính số mol đều không thể làm khó được em.

Bạn đang xem: Học tốt hóa học 9

*

Môn hóa học lớp 9 sẽ gồm cả hóa học hữu cơ và hóa học vô cơ

1, Cách học giỏi hóa 9 phần viết phương trình hóa học

Chương trình Hóa học lớp 9 tương đối nặng với hàng loạt chương kiến thức nặng nề, bao gồm cả hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ.

Tóm tắt các chuyên đề hóa học vô cơ và hữu cơ lớp 9

Cụ thể, các em phải học đến 10 chuyên đề hóa học vô cơ, bao gồm

Oxit - một số oxit quan trọngAxit - một số axit quan trọngBazo - một số bazo quan trọngMuối - một số muối quan trọngKim loại - dãy hoạt động hóa học của kim loạiNhôm - các hợp chất của nhômSắt - hợp kim sắt (gang, thép)Phi kim: clo, cacbonOxit cacbon, axit cacbonic và muối cacbonatsilic - công nghiệp silicat

và 12 chuyên đề hóa học hữu cơ, bao gồm

metanetilenaxetilenbenzenrượu etylicaxit axeticchất béoglucozosaccarozơtinh bột và xenlulozoproteinpolime

Để học giỏi hóa 9trước hết học sinh phải nắm được tất cả các phương trình hóa học của từng chuyên đề.Mỗi chuyên đề (liên quan đến một chất hóa học/ nhóm chất hóa học) đều có ít nhất 10 phản ứng khác nhau cần nhớ. Bao gồm

Các phản ứng đặc trưng cho tính chất hóa học của mỗi chấtPhản ứng của hợp chất chứa chất đóPhản ứng điều chếMột số phản ứng đặc biệt

Tất cả đều như một ma trận làm học sinh “choáng váng” không biết phải bắt đầu từ đâu. Thế nhưng đừng quá lo lắng, vì tất cả đều đã có quy tắc để làm theo. Chỉ cần nắm được cái bước dưới đây, em sẽ nhanh chóng có được cách học giỏi hóa 9 phần viết phương trình phản ứng

*

Trong môn Hóa thì phần lý thuyết các hợp chất chiếm khoảng 80% những kiến thức cần nhớ và được coi là phần trọng tâm nhất

3 bước viết PTHH vô cơ và 2 cách cân bằng PTHH nhanh - gọn

Bước 1: Nhận biết loại chất đó là đơn chất hay hợp chất

Trước hết, để có thể viết được một phương trình hóa học, em cần nắm được loai chất tham gia phản ứng và nguyên lý phản ứng của các chất hóa học đó (nằm ở bên trái mũi tên)

Bước 2: Nếu là hai đơn chất phản ứng với nhau

Xác định hóa trị của mỗi đơn chất. Sau đó lấy hóa trị của chất A làm chỉ số dưới của chất B và ngược lại để tạo nên hợp chất tạo thành sau phản ứng

Cụ thể, nếu như đơn chất A có hóa trị là 1 và đơn chất B có hóa trị là b thì hợp chất tạo thành bởi phản ứng giữa A với B sẽ có công thức AbBa.

Cuối cùng tiến hành cân bằng sao cho số nguyên tử chất A và chất B ở cả 2 vế là bằng nhau

Hướng dẫn quy tắc cân bằng PTHH giữa hai đơn chất

Ví dụ xét phương trình phản ứng: Al + O2 -> Al2O3

Vì nhôm có hóa trị III và oxi có hóa trị II nên công thức hợp chất tạo thành bởi phản ứng giữa nhôm và oxi sẽ có công thức là Al2O3

Bước 1: Vế bên trái đang có 2 oxi, vế bên phải có 3 oxi, bội chung nhỏ nhất của 2 và 3 là 6 nên ta chọn 6 oxi làm số oxi cân bằng của hai vế. Đây là chìa khóa quan trọng nhất trongcách học giỏi hóa 9nhanh phần viết PTHH

Bước 2: Do đó, ta điền 3 vào trước phân tử O2 và điền 2 vào trước phân từ Al2O3.Lúc này cả 2 vế đều có 6 oxi, nhưng bên trái mới có 1 nguyên tử Al còn bên phải đã có đến 4 nguyên tử Al. Do đó ta thêm 4 vào trước Al ở bên trái phản ứng hóa học

Cuối cùng, ta có phản ứng hóa học hoàn chỉnh như sau: 4 Al + 3 O2 -> 2 Al2O3

Bước 3: Nếu ít nhất 1 trong các chất phản ứng là hợp chất

(có ít nhất 2 nguyên tố trở lên trong hợp chất) thì phải xác định xem hợp chất đó thuộc loại gì trong 4 loại dưới đây: oxit, axit, bazo hay muối

Sau đó xác định các gốc đặc trưng của chất đó. Phương pháp xác định gốc đặc trưng như sau

Với oxit: Đâu là “nhân” của oxit (hợp chất là oxit của kim loại/ phi kim nào)Với axit: gồm Hidro đứng đầu và gốc axit, xác định hóa trị của gốc axit dựa vào số hidro trong phân tử (vì hidro hóa trị I). Ví dụ với axit H2SO4 thì SO4 là gốc axit và gốc axit này có hóa trị IIVới bazo: gồm kim loại đứng đầu và gốc bazo tức nhóm OH. xác định hóa trị của kim loại dựa vào số nhóm OH vì hóa trị của nhóm OH là 1. Ví dụ với bazo Ba(OH)2 thì hóa trị của bari là IIVới muối: gồm kim loại đứng đầu và đi sau là gốc axit. Không phải lúc nào số chỉ thị bên dưới của kim loại hay gốc axit cũng là hóa trị của phần còn lại. Ví dụ với muối MgSO4, vì Mg và SO4 đều có hóa trị II nên số chỉ thị đã được lược bỏ, chứ không phải Mg và SO4 có hóa trị I. Do đó,cách học giỏi hóa 9đó là em còn cầnxem lại hóa trị của kim loại và gốc axit thì mớiviết đúng được công thức muốiCách xác định công thức hợp chất tạo thành trong phản ứng hai hợp chất

Nhớ lại các quy tắc phản ứng hóa học giữaoxit với axit, axit với bazo,... để xác định công thức hợp chất tạo thành (thường là muối). Muối này được tạo bởi gốc kim loại của oxit/ bazo ghép với gốc axit của axit.

Xem lại Tổng hợp kiến thức hóa 9: Oxit, axit, bazo và các kim loại quan trọng

Hướng dẫn quy tắc cân bằng PTHH giữa hợp chất

Sau khi “tách” hợp chất thành hỗn hợp các “nhân”, ta đi tìm bội chung nhỏ nhất của các loại “nhân” tương tự như với cách cân bằng đơn chất (ta coi "nhân" là đơn chất)

Trong đó, thứ tự ưu tiên cân bằng trước (xác định bội chung nhỏ nhất trước) của các loại "nhân" như sau

Gốc axit -> Kim loại -> gốc OH -> phân tử nước

Ví dụ 1:Al2O3 + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O

Theo đúng thứ tự ưu tiên, ta cân bằng gốc axit là SO4 trước. Ta thấy bên trái có 1SO4và bên phải có 3 SO4 nên ta thêm 3 vào trước H2SO4 để cân bằng số gốc axit.

Xem thêm: Hướng Dẩn Cách Làm Ốc Titan Bằng Điện Phân Lên Màu Ốc Titan Gr5 Kèm Hoá Chất

Tiếp theo ta kiểm tra lại số Al, số H và số O hai bên trái phải của mũi tên. Bên trái có 3 O lẻ còn bên phải mới chỉ có 1 O lẻ ở H2O (không tính O trong gốc SO4 vì đã cân bằng) nên ta thêm 3 vào trước H2O.

Cuối cùng ta có được phản ứng cuối cùng như sau:Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O

Ví dụ 2: CaO + HCl -> CaCl2 + H2O

Theo đúng thứ tự ưu tiên, ta cân bằng gốc axit là Cl trước. Ta thấy bên trái có 1 Cl và bên phải có 2 Cl nên ta thêm 2 vào trước HCl để cân bằng số gốc axit.

Kiểm tra lại số Ca, số H và số O hai bên trái phải của mũi tên đã cân bằng nên ta có được phản ứng cuối cùng như sau: CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O

2, Cách học giỏi hóa 9 phần các bài tập tính toán

Có thể nói rằng so với các môn học khác như Toán hay Lý thì các dạng Toán trong Hóa học đơn giản hơn rất nhiều. Gần như chỉ gồm những bài toán nhỏ dễ dàng áp công thức cho sẵn vào đề bài, thay số là ra đáp án.Các công thức cũng không hề phức tạp và nhiều đại lượng như Toán hay đặc biệt là môn Vật lý.

Do đó, cách học giỏi hóa 9 phần các bài tập tính toán khá đơn giản, em chỉ cần nắm vững các công thức Hóa 9 quan trọng, Sau đó áp dụng vào bài tập là em có thể tự tin chinh phục điểm 9, 10 trong các bài kiểm tra trên lớp

Các công thức Hóa học lớp 8 & 9 cần nhớ

Công thức tính số mol chất = số gam chất / phân tử khối của chất

Công thức tính số mol khí ở đktc: số mol = thể tích (lít)/ 22,4

Điều quan trọng nhất để có thể làm đúng các bài tập Hóa đó chính là viết đúng phương trình phản ứng và cân bằng đúng tỉ lệ. Nếu như viết phương trình sai, cân bằng sai tỉ lệ thì CHẮC CHẮN bài tập tính toán cũng sẽ sai theo. Do đó cốt lõi của cáccách học giỏi hóa 9vẫn là viết đúng phương trình phản ứng

Để vững vàng lý thuyết và bài tập Hóa, Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Hóa học 9sẽ là cuốn tài liệu hữu ích. Sách có tóm tắt kiến thức bằng INFOGRAPHIC ngắn gọn, hệ thống bài tập kèm giải chi tiết. Cuối cùng là video hỗ trợ học tập như một lớp học thêm online bám rất sát bài học trong sách.

Trên đây là những hướng dẫn rất chi tiết về cách học giỏi hóa 9 phần viết phương trình hóa học và làm bài tập tính toán. Chúc các em học tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bánh bao kim sa trứng muối

  • Nữ sinh mặc áo dài siêu mỏng

  • 12 con giáp của thái lan

  • Nút chơi game fling joystick cho ipad

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.