Cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Cùng tìm hiểu cấu tạo sàn nhà vệ sinh để biết nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương nhằm phát huy hết công năng và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính phong thủy? Tham khảo bài viết dưới đây của maimoikethon.com Kosago để có những kiến thức cần thiết nhé!

*

Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh

Trước khi muốn biết nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương. Thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của sàn nhà vệ sinh. Theo các kiến trúc sư của Kosago, sàn khu vực nhà vệ sinh hay nhà tắm có thể tạm chia thành 2 loại chính: Cấu tạo toàn khối và cấu tạo lắp ghép.

Bạn đang xem: Cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh toàn khối

Sàn nhà vệ sinh toàn khối thường được cấu tạo gồm 4 lớp cơ bản như sau:

1. Lớp mặt sàn

Hay còn gọi là lớp áo sàn. Lớp này thường được xây thấp hơn nền nhà từ 5 đến 10cm. Chức năng chính của lớp mặt sàn là bảo vệ lớp phía dưới. Đồng thời nó có công dụng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Bạn cần lưu ý là nếu lớp áo sàn là xi măng cát toàn khối thì nên thi công thành 2 lớp. Lớp dưới dày 2cm sau khi se mặt rồi mới làm lớp trên bằng vữa xi măng cát vàng với tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 (theo thể tích).

Để đảm bảo chất lượng mặt sàn thì bạn nên dùng các vật liệu chịu nước, cách nước hiệu quả. Các vật liệu như: Gạch xi măng, xi măng cát, men sứ… 

Lớp mặt sàn này rất quan trọng nó có tác dụng làm đẹp và bảo vệ cho lớp tạo dốc. Vì vậy bạn bạn có thể tăng tỷ lệ chống thấm cho lớp này bằng các phụ gia cần thiết (Natri Aluminat, Sắt Clorua,…). Điều này để tránh trơn trượt gây ảnh hưởng tới các thành viên khác trong gia đình.

2. Lớp tạo dốc

Khi thiết kế nhà vệ sinh thì lớp này rất quan trọng. Nó giúp cho môi trường trong nhà vệ sinh luôn khô ráo và để tránh ẩm mốc

Đây là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo sàn của nhà vệ sinh. Đây là thành phần giúp sàn nhà không bị ứ nước. Chất liệu chính của lớp này là bê tông cát, bê tông gạch. Độ dốc của sàn sẽ hướng về phía miệng thu nước và thông số độ dốc lý tưởng là từ 1 tới 1.5 %.

3. Lớp chịu lực

Phần này sẽ được đổ bê tông cốt thép để đảm bảo sự cứng cáp và chịu lực của bề mặt sàn. Độ dày thường là từ 80 tới 100 mm.


Lớp này có nhiệm vụ chính là chịu những tác động bên ngoài lên mặt sàn nhà vệ sinh. Vì vậy nó cũng cần được cách nước và chống thấm tốt.

Đối với lớp chịu lực của sàn nhà vệ sinh bê tông toàn khối thì đơn vị thi công cần phải ngâm nước xi măng cho sàn khi đổ bê tông xong. Chờ cho mặt sàn không còn hiện tượng dột xuống tầng dưới là đạt yêu cầu (thường khoảng một tuần).

Đối với nước xi măng để ngâm sàn thì nên pha trộn với tỷ lệ là 5kg xi măng với 1m3 nước. Một ngày sẽ cho mặt sàn ngâm nước 3 lần, mỗi lần mức nước cao khoảng 8 – 10 cm.

Cần chú ý chỗ sàn tiếp xúc với tường và các đường ống kỹ thuật, đường dây điện. Các vị trí này thì nên có be cao khoảng 15 – 20cm. Bốn hàng gạch chân tường (tính từ mặt sàn) nên xây bằng xi măng cát. Mặt tường bên trong phòng cũng cần ốp lát các loại gạch men chống nước. Hoặc sử dụng các biện pháp cần thiết để tránh nước ngấm làm ẩm và ố tường. Khi bố trí dầm trong khu vực vệ sinh thì bạn cũng cần phải chú ý kết hợp với tường ngăn


4. Lớp trần của sàn

Lớp này có kết cấu đặc biệt cần thiết kế chi tiết, kỹ thuật để đảm bảo độ chống thấm, ngăn ngừa thấm dột xuống tầng dưới.

Ngoài ra lớp trần còn có tác dụng làm đẹp cho bề mặt sàn nhà vệ sinh và bảo vệ cho lớp kết cấu chịu lực. Lớp trần thường được chát bằng loại vữa của xi măng mác 75 và dày 10mm. Đối với các trường hợp yêu cầu làm trần phẳng và muốn che các đường ống kỹ thuật. Có thể lựa chọn làm trần giả bằng nhựa hoặc các vật liệu thay thế khác

Ngoài ra bạn cũng lưu ý việc hạn chế nước thấm lên tường và ngấm sang các phòng xung quanh. Bạn có thể đổ một gờ bằng bê tông cót thép chống thấm mác 200, dầy 40 liền với lớp kết cấu chịu lực. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại keo chống thấm, sơn chống thấm,… Đối với các nhà thiết thế có đầm khung, thì sẽ hạ sàn nhà vệ sinh thay cho gờ bê tông chống thấm.


*

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Sàn nhà vệ sinh lắp ghép có kết cấu tương đối giống với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là ở kết cấu chịu lực. Thay vì đổ bê tông trực tiếp tại vị trí sàn thì phương án này sử dụng các tấm bê tông đã được đổ và đan sẵn. Các tấm đan bê tông hoặc tấm Panel chữ U được làm thêm một lớp bê tông cốt thép chống thấm mác 200 với độ dày 40mm.

Xem thêm: " Chuông Cửa Không Dây Cao Cấp, Chuông Cửa Không Dây

Để tránh nước thấm lên tường và các phòng khác trong nhà thì ta có thể sử dụng các phương pháp chống thấm thông thường. Nhưng cần chú ý tính an toàn khi gia cố lưới thép ở chỗ giao của lớp chống thấm nằm ngang và thẳng đứng

Tuy nhiên, hiện nay sàn lắp ghép được sử dụng ít hơn so với sàn toàn khối. Do quá trình thi công kiểu sàn này khá phức tạp và tốn kém. Quý khách hàng cần tham khảo ý kiến của các kỹ sư xây dựng trước khi ra quyết định.

*

Nên làm sàn nhà vệ sinh âm hay dương?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu về thiết kế nhà vệ sinh “Âm sàn” là gì? “Dương sàn” là gì? Ưu nhược điểm của từng phương pháp thiết kế.

1. Sàn âm

Âm sàn trong thiết kế thi công các công trình xây dựng có nghĩa là sàn có phần mặt sàn thấp hơn mặt trên của đà. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là thiết kế mặt sàn nhà vệ sinh thấp hơn sàn nhà.

Ưu điểm của kiểu thiết kế này là có thể giấu đường ống nước vào trong nền. Nó đem lại giá trị thẩm mỹ cao, hợp phong thủy. Đặc biệt khi nhà vệ sinh được thiết kế trên tầng 2. Khi đó đứng dưới sẽ không nhìn thấy đường ống mà chỉ thấy mặt trần. Ngoài ra còn dễ dàng tạo được độ dốc của ống thoát nước.

Khi sử dụng hạn chế được nước tràn từ nhà vệ sinh ra ngoài. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án thiết kế này là khó thi công. Khi hỏng hóc hệ thống đường ống thì khó sửa chữa.

2. Sàn dương

Ngược lại với sàn âm, đây là mẫu sàn có mặt sàn bằng với mặt trên của đà. Nói cách khác, khi sàn nhà vệ sinh được thi công hoàn chỉnh thì phần mặt sàn sẽ bằng hoặc cao hơn so với các mặt sàn khác.

Sàn nhà vệ sinh dương có ưu điểm là quá trình thi công dễ dàng, thuận lợi, hỏng hóc dễ sửa chữa.

Tuy nhiên nhược điểm là việc bố trí đường ống dưới trần dưới có thể gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa quá trình sử dụng có thể khiến nước tràn sang các bề mặt sàn bên cạnh, gây ẩm ướt, mất vệ sinh.

Như vậy theo các chuyên gia thì nên làm sàn nhà vệ sinh âm 5cm so với sàn phòng. Khi đó sàn vừa đảm bảo được độ dốc vừa đảm bảo yếu tố phong thủy và ống đi âm trần dưới sẽ thuật tiện cho việc sửa chữa vào bảo trì.

*

Sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà có hại gì theo phong thủy?

Về mặt kỹ thuật, thi công nền nhà vệ sinh không nên cao hơn các khu vực khác như phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ. Nguyên nhân là bởi quá trình sử dụng, nếu nước không thoát kịp có thể tràn ra ngoài. Khi đó rất khó để vệ sinh mặt sàn.

Theo phong thủy, nước luôn phải ở dưới còn phong ở trên. Đặc biệt với nước nhà vệ sinh còn chứa nhiều nước bẩn, âm khí và xú khí. Vì thế nền nhà vệ sinh nếu như đặt cao hơn so với nền nhà sẽ khiến hung khí tập trung. Gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người khi sống tại phòng đó.

Mặt khác, thiết kế sàn nhà vệ sinh cao hơn các khu vực còn lại cũng gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ thiết kế công trình.

*

Theo phong thủy sàn nhà vệ sinh nên thấp hơn so với các mặt sàn còn lại

Cách khắc phục sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà

Nhiều hộ gia đình đã thi công sàn nhà vệ sinh cao hơn sàn phòng ngủ hay phòng bếp. Phương án là sửa sang, cải tạo để nhà vệ sinh có mặt sàn thấp hơn là cần tiết. Các phương án khắc phục như sau:

Xây 1 gờ cao hơn phần nền nhà vệ sinh 5cm nhằm ngăn chặn dòng nước không trào ra ngoài.Theo phong thủy. Bạn Có thể treo gương bát quái phía bên ngoài cửa nhà vệ sinh theo hướng hơi chếch xuống. Cách này giúp bạn hóa giải được những điều không may và còn làm tăng tính phong thủy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Tranh tô màu cho bé gái 4 tuổi

  • True beauty dàn diễn viên

  • Các mẫu thêu tay trên áo

  • Xi măng vissai ninh bình

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.