Các dạng bài tập lý 9 chương 1

Các dạng bài tập và lời giải vật lý lớp 9

Dưới đây là các dạng bài tập và lời giải môn vật lý lớp 9 chi tiết dễ hiểu, cùng mình tham khảo nhé.

Bạn đang xem: Các dạng bài tập lý 9 chương 1


Các dạng bài tập và lời giải vật lý 9

Bài tập chương 1: Điện học

Dạng 1: Tính điện trở của dây điện

Bài 1: Một dây dẫn đồng tính có chiều dài l. Nếu gấp nó lại làm đôi, rồi gập lại làm bốn, thì điện trở của sợi dây chập 4 ấy bằng mấy phần điện trở sợi dây ban đầu.

Đáp án:

*

- Hướng dẫn giải:

Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết điện của dây.

Theo đề bài, chiều dài giảm 4 lần, làm điện trở giảm 4 lần. Mặt khác tiết diện lại tăng 4 lần làm điện trở giảm thêm 4 lần nữa nên điện trở của sợi dây chập 4 giảm 16 lần so với dây ban đầu

Dạng 2: Tính điện trở của mạch nối tiếp

Bài 1: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết mỗi điện trở thành phần có độ lớn 10Ω.

*

Đáp án: 20 Ω

- Hướng dẫn giải:

Đây là sơ đồ hai điện trở mắc nối tiếp

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương

Rtđ = R1 + R2 = 10 + 10 = 20 (Ω)

Dạng 3: Tính điện trở tương đương của mạch hỗn hợp

Bài 1: Cho mạch điện có R1 = R3 = 6Ω; R2 = 4Ω có sơ đồ như hình vẽ

Hãy tính điện trở tương đương.

*

Đáp án: Rtd = 8,4 Ω.

- Hướng dẫn giải:

Viết sơ đồ mạch điện: R3 nt (R1 // R2)

Với bài toán mắc hỗn hợp này, ta tìm điện trở tương đương của thành phần trong ngoặc đơn trước, rồi tìm điện trở tương đương toàn mạch.

Ta có:

*

Rtb = R3 + R12 = 6 + 2,4 = 8,4 Ω

Bài tập chương 2: Điện từ học

Bài tập trắc nghiệm

Dạng 1: Cách xác định chiều của lực điện từ

Câu 1: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:

A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.

B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.

C. Chiều chuyển động của dây dẫn.

D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

Đáp án D

Vì chiều của lực từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện và đường sức từ.

Câu 2: Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định:

A. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.

B. Chiều dòng điện chạy trong ống dây.

C. Chiều đường sức từ của thanh nam châm.

D. Chiều đường sức từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.

Xem thêm: Các Mẫu Áo Khoác Nữ Công Sở Đẹp, Sang Trọng Nhất Hiện Nay, Áo Khoác Vest, Blazer Nữ

Đáp án A

Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường

Dạng 2: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

Câu 1: Tác dụng nào phụ thuộc chiều của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng quang.

D. Tác dụng sinh lý.

Đáp án B

Tác dụng từ của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện vì lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Câu 4: Cho khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua quay đều giữa hai cực của nam châm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

*

A. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm

B. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây không đổi

C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây luôn tăng hoặc luôn giảm

D. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì lực điện từ tác dụng lên khung dây thay phiên tăng giảm

Đáp án A

Vì khi khung dây quay thì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm nên dòng điện xuất hiện trong khung dây là dòng điện xoay chiều

Bài tập chương 3: Quang học

Dạng 1: Phân tích chùm sáng không đơn sắc khi đi qua lăng kính

Câu 1. Trường hợp nào sau đây ta thu được sự phân tích ánh sáng?

A. Chiếu ánh sáng đơn sắc có màu đỏ lên đĩa CD.

B. Chiếu ánh sáng từ đèn laze màu xanh lên đĩa CD.

C. Chiếu ánh sáng từ bóng đèn pin lên đĩa CD.

D. Tất cả đều không thu được sự phân tích ánh sáng

Đáp án: C

Khi chiếu các ánh sáng đơn sắc lên bề mặt đĩa CD ta sẽ không có sự phân tích ánh sáng. Ánh sáng từ đèn pin là ánh sáng trắng, đây là chùm sáng không đơn sắc nên khi chiếu tới bề mặt đĩa CD nó sẽ bị phân tích thành những chùm ánh sáng có màu khác nhau.

Câu 2. Dùng lăng kính hoặc dĩa CD để phân tích chùm ánh sáng đỏ do một đèn màu đỏ phát ra ta thu được chùm ánh sáng nhiều màu khác nhau. Chọn phát biểu đúng.

A. Có lẽ lăng kính bị hỏng.

B. Có lẽ ta sử dụng lăng kính hoặc đĩa CD chưa đúng cách.

C. Có lẽ đĩa CD bị hỏng.

D. Có lẽ chùm ánh sáng đỏ mà bóng đèn đó phát ra có chứa thêm các chùm ánh sáng khác.

Đáp án: D

Chùm ánh sáng đỏ bị phân tích thành nhiều màu khác nhau điều này chứng tỏ chùm ánh sáng màu đỏ này có chứa thêm các chùm ánh sáng khác.

Dạng 2: Bài tập xác định vị trí của vật đến thấu kính

Câu 1. Vật sáng AB dạng đoạn thẳng được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ L, điểm A nằm trên trục chính. Người ta thấy ảnh qua thấu kính cùng chiều với vật sáng. Biết thấu kính L có tiêu cự là 20cm và quang tâm O. Kết luận nào dưới đây là chính xác?

A. OA = 20cm

B. OA

C. 20cm

D. OA > 40cm

Đáp án: B

Ảnh cùng chiều với vật nên ảnh này là ảnh ảo. Vật đặt trong tiêu cự của thấu kính hội tụ thì cho ảnh ảo. Do đó OA

Câu 2. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm, quang tâm O. Người ta đặt 1 điểm sáng S trên trục chính của thấu kính. Để thu được ảnh S’ là ảnh thật và cách thấu kính 36cm thì khoảng cách từ vật đến thấu kính là:

A. 45cm

B. 36cm

C. 20cm

D. 16cm

Đáp án: A

ảnh S’ là ảnh thật

Áp dụng công thức:

*

=> d = 45 cm

Vậy để thu được ảnh S’ là ảnh thật và cách thấu kính 36cm thì khoảng cách từ vật đến thấu kính là 45cm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Bán khỉ con giá rẻ

  • Tất cả trái ác quỷ trong one piece

  • Slogan hay cho nhà thuốc

  • Cách tìm x trên máy tính casio fx 580vnx

  • x

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.